Cách đây vài năm, Zhou Cheng Zhuo cùng gia đình chuyển đến sống ở một ngôi nhà mới tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ngôi nhà tuy có sân thượng rộng rãi nhưng trông khá trống trải và tẻ nhạt. Điều đó khiến người mẹ ngay lập tức có suy nghĩ trồng thật nhiều hoa, biến nơi đây thành "thiên đường" cho tất cả mọi người.
![]() |
Nghĩ gì làm nấy, chị bắt tay ngay vào việc xây dựng khu vườn trên cao của mình. Tác phẩm của Zhou sau này đã giành được vị trí quán quân hạng mục sân thượng đẹp nhất Trung Quốc trong một cuộc thi làm vườn. |
![]() |
Trước khi trở thành một người làm vườn, Zhou từng làm công việc kinh doanh toàn thời gian, bận rộn đến mức hiếm khi có thời gian chăm lo cho gia đình và tận hưởng cuộc sống. Nhưng khi bước sang tuổi trung niên, lối sống của Zhou bắt đầu có những thay đổi. Người mẹ đã dành nhiều thời gian hơn cho người thân, sống chậm lại và bắt đầu thấy yêu những gì giản đơn, tự nhiên trong chính cuộc sống thường ngày. |
![]() |
"Giữa thành phố xô bồ, lạc lõng, tôi lại tìm thấy sự ngây thơ và giản đơn vốn đã đánh mất từ lâu". |
![]() |
Hiện Zhou vẫn làm công việc kinh doanh 2 ngày/tuần, thời gian còn lại cô dành hết cho khu vườn của mình. Để có được vườn hoa khoe sắc, thơm hương như ngày hôm nay, Zhou đã tự mình tìm hiểu cách làm thông qua sách báo, tạp chí và hầu như tự tay làm hết mọi việc. |
![]() |
Zhou đặt tên cho khu vườn theo tên cô con gái nhỏ là Nuomi Garden. Khu vườn rộng hơn 100m2, được phân chia hợp lý thành nhiều khu vực như một căn hộ ngoài trời: khu trồng hoa (chiếm phần lớn diện tích), vườn rau, khu ngắm cảnh, khu giải trí và khu ăn uống. |
![]() |
Khu vườn hiện trồng hơn 70 loại clematis, 40 loại hoa cẩm tú cầu và rất nhiều loại hoa khác như hoa hồng, hoa huệ, hoa diên vĩ, hoa lay ơn… Ngoài ra, cô cũng bố trí thêm nhà kính trồng hoa, đảm bảo khu vườn luôn khoe sắc dù trong thời tiết giá lạnh. |
![]() |
Trong khu vườn có những xích đu, những chiếc ghế, những vật trang trí xinh xắn mà Zhou dành nhiều thời gian sưu tầm. Ngoài ra còn có một chiếc hồ nhỏ nơi cô nuôi cá, ba ba và trồng sen. Nhờ đó, không gian sân thượng càng thêm sinh động. |
![]() |
Bà mẹ khéo léo bố trí thêm 3 ô đất nhỏ để trồng các loại rau và trái cây theo mùa như cà chua, ớt, rau diếp… Cô hoàn toàn không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu mà chỉ dùng phân trộn tự làm để tăng chất dinh dưỡng cho đất, đồng thời duy trì hệ sinh thái tự nhiên nhất thu hút các loài côn trùng có lợi cho sự phát triển của cây. |
![]() |
Bé Nuomi năm nay 8 tuổi và rất yêu khu vườn của mẹ. Thay vì chăm chú vào điện thoại, tivi, cô bé say mê hơn với cuộc sống và thiên nhiên bên ngoài, tinh nghịch trêu chọc những chú rùa và bắt bọ trong vườn, thích thú ngắm nhìn con sâu bướm phá kén thành một chú bướm xinh đẹp. Zhou cũng thường cùng con làm vườn, dạy con cách gieo hạt, cày và trộn đất, giâm cành và thụ phấn nhân tạo. Cô hy vọng con sẽ lớn lên với những kỉ niệm thật vui bên khu vườn. |
![]() |
Thú vui của Zhou hiện tại không chỉ là hàn huyên tâm sự cùng người thân, bạn bè bên khu vườn xinh xắn đầy hoa nở rực rỡ mà còn là thời gian sưu tầm những giống hoa mới, mày mò cách trồng, cách chăm… "Điều quan trọng nhất trong một khu vườn không phải là hoa mà là con người. Hãy để mọi người tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở nơi này", cô nói. |
![]() |
Cũng chính việc làm vườn, việc sở hữu không gian sân thượng ngập tràn sắc màu của hoa, của lá ấy đã giúp người phụ nữ này nhận ra rằng, giá trị hạnh phúc không thể được đo đếm bằng thành công hay bằng số tiền kiếm được mà chính là bằng ánh nhìn yêu thương và nụ cười mãn nguyện, tươi vui của những người thân trong gia đình. |
Theo Dân Trí
Từ con số không, cặp vợ chồng có niềm đam mê làm vườn đã tạo ra "thiên đường" với hàng ngàn cây khoe sắc rực rỡ khiến mọi người đổ xô đến tham quan.
" alt=""/>Mẹ cùng con gái biến sân thượng thành thiên đường trăm loài hoaHầu hết những người trên tàu được cho là đang tìm đường từ Pháp đến Anh. Vào thời điểm được phát hiện, thuyền của họ đang ngập nước và trong tình trạng nguy cấp. Một trực thăng được triển khai để theo dõi tình hình con thuyền trong lúc chờ lực lượng cứu hộ tới hiện trường.
![]() |
Một thuyền chở người di cư bất hợp pháp được giải cứu trên vùng biển châu Âu. Ảnh: Urdu Point |
Một công tố viên cho biết chiếc tàu sau đó đã được kéo vào bờ biển gần cảng Zeebrugge (Bỉ), và toàn bộ 49 người được giải cứu vẫn trong tình trạng sức khỏe tốt, dù một số có biểu hiện hạ thân nhiệt. “Theo những quan sát ban đầu, chúng tôi nghi ngờ rằng con tàu đã rời khỏi bờ biển Pháp, song quá trình điều tra sẽ sớm xác định nó đến từ đâu”, vị công tố viên nói thêm.
Giới chức một số nước châu Âu từng phản ánh tình trạng nhiều người Việt tìm cách vào Anh thường xuyên đổ về các vùng bờ biển, như một phần trong kế hoạch của các hoạt động đưa người vượt biên có tổ chức ở lục địa này. Những người này thường đi máy bay đến Nga, sau đó được vận chuyển vào châu Âu bằng đường bộ.
Còn ở Bỉ, sau hoạt động giải cứu hôm 19/5, một cuộc điều tra về nạn buôn người đã được cảnh sát tư pháp Liên bang vùng Tây Flanders của nước này tiến hành.
Việt Anh
Liên quan vụ 39 người Việt chết trong thùng xe công-ten-nơ đông lạnh ở Essex, London, chính quyền Anh đã cho phép dẫn độ một nghi phạm người Việt đóng vai trò tổ chức, điều hành đường dây buôn người.
" alt=""/>Bỉ giải cứu hàng chục người Việt trôi dạt trên biểnTháng trước, trường thông báo ngưng tuyển sinh, chuẩn bị cho bước giải thể. 45 cán bộ và giáo viên, 600 học sinh đến từ sáu xã miền núi nhao nhác. Sở giáo dục cho hay, huyện có hai trường trung học phổ thông nhưng đều không đáp ứng điều kiện số lượng học sinh và số lớp theo quy định mới của Bộ Giáo dục nên phải giải thể và sáp nhập. Vấn đề là, sáu xã của huyện nằm trong vùng rốn lũ, hàng năm đều chịu thiên tai. Nếu giải thể ngôi trường, hơn 200 học sinh sẽ phải đi học với quãng đường gần 20 km ở địa hình miền núi và thường xuyên có lũ.
Các phụ huynh đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng để phản đối, xin giữ lại trường. Không nhận được phản hồi, hàng chục người kéo nhau lên trụ sở ủy ban tỉnh. Ngoài việc lo cho quãng đường rất xa con em mình sẽ phải vượt qua đến lớp, người thân, họ hàng tôi còn bảo, họ xót ruột cho một công trình tốn rất nhiều tiền của, mồ hôi, công sức, nhưng chỉ để sử dụng trong thời gian rất ngắn, gần như không đem lại nhiều lợi ích cho dân.
Sai lầm bén rễ từ 10 năm trước, khi chính quyền quyết định xây trường. Trước đó, thời tôi còn đi học, trong mấy chục năm, con em hơn chục xã trong huyện chỉ có một trường cấp ba. Trường khi đó chỉ gồm những dãy nhà cấp bốn nhưng vẫn phục vụ cho tất cả con em tại thời điểm dân số địa phương đạt ngưỡng cao nhất. Sau này, khi dân và học sinh trên địa bàn ngày càng ít đi bởi các đợt di cư ra thành phố, số người ở huyện giảm đi, nhưng chính quyền vẫn quyết định xây thêm hai ngôi trường cấp ba nữa. Và tới bây giờ, họ muốn dừng hoạt động một trường. Còn trường kia, quy mô xây dựng tương đương, số học sinh hàng năm trên 300 em, cũng đang bị đe dọa dừng hoạt động.
Vấn đề là, những ngôi trường hàng trăm tỷ đồng bằng tiền của công sau giải thể có thể dùng vào việc gì? Sân bóng, khu thể thao, nhà văn hóa đều không phù hợp và lãng phí vô cùng, trong khi địa phương còn hàng trăm hộ nghèo.
Mỗi xóm ở quê tôi đều mới được đầu tư xây dựng các ngôi nhà hai tầng to lớn, gọi là "nhà hội quán". Chính quyền giải thích đó là nơi hội họp của bà con thôn. Đồng thời, nhà hai tầng này sẽ là nơi tránh lũ cho dân làng khi có lũ lụt lớn - bởi quê tôi hay có lũ lụt. Trước đó, dăm bảy năm trước, các thôn xóm đều đã được xây công trình gọi là "nhà văn hóa thôn" từ ngân sách. Thành thử, sau khi xây "hội quán kiêm tránh lũ" là ngôi nhà hai tầng kia, các công trình "văn hóa thôn" khang trang và rất ít được sử dụng đều bị đập bỏ không tiếc thương.
Thực tế, khi có lũ lụt lớn, ngôi nhà hai tầng kia chỉ có thể chứa được mấy chục người trong tổng số dăm bảy trăm nhân khẩu của thôn. Và nếu ở trên đó, họ gần như không thể sinh hoạt gì bởi thiết kế đã không hề tính đến tình huống đó. Một "công trình chống lũ" cho dân nhưng được thiết kế rất qua loa đại khái cho thấy cách người ta đã xây dựng theo số lượng có lẽ chỉ nhằm hợp lý hóa cho chu trình đập - xây dự án bằng tiền chùa.
Vòng xoáy "xây - đập" vô tội vạ các công trình công cộng tốn hàng chục tỷ đồng như trên không chỉ diễn ra tại quê tôi. Nó cho thấy một kiểu ý thức đã tồn tại dai dẳng của những người quản lý xã hội và quản lý đồng tiền ngân sách. Chỉ nhìn thấy cái trước mắt, hoặc đã không nhìn, không đặt tiền của dân đi với lợi ích của dân, không hề công khai và đối thoại với người sử dụng khi rót nhiều tỷ đồng vào các công trình "cho dân".
Người dân hầu như không hề có thông tin về dự toán và chi tiêu ngân sách của các đơn vị nhà nước, theo Báo cáo Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương (MOBI 2019) vừa được công bố hôm 1/7 bởi các cơ quan nghiên cứu độc lập. Báo cáo này cho thấy những ngạc nhiên. Mặc dù Luật Ngân sách Nhà nước 2015, các thông tư của Bộ Tài chính đã qui định các bộ, cơ quan trung ương phải công khai ngân sách hàng năm, nhưng mức độ thực thi gần như con số không.
Cụ thể, trong số 44 đơn vị trung ương được khảo sát năm 2019, có 35 bộ, cơ quan "ít hoặc không công khai thông tin về ngân sách"; 8/44 bộ, cơ quan "công khai chưa đầy đủ"; chỉ duy nhất một đơn vị "công khai tương đối". Đặc biệt, không có bộ, cơ quan nào công khai thông tin về ngân sách "ở mức đầy đủ". Vô lý là mặc dù luật và các quy định đã yêu cầu, nhưng có 18 bộ, cơ quan trung ương không có thư mục công khai ngân sách và tài liệu ngân sách trên cổng thông tin điện tử của đơn vị tại thời điểm khảo sát - tháng 4/2020. Thậm chí, ngay cả những cơ quan giúp việc cho Quốc hội, Chính phủ và Kiểm toán nhà nước, Tòa án và Viện Kiểm soát nhân dân tối cao - những cơ quan có chức năng xây dựng, thực thi và giám sát sự tuân thủ pháp luật - cũng không công khai ngân sách theo các quy định do chính mình đã xây dựng và đang vận hành.
Việc công khai ngân sách của các đơn vị khảo sát được dựa trên bốn tiêu chí, gồm: tính sẵn có, tính đầy đủ, tính kịp thời và tính thuận tiện. Và kết quả, hầu hết các đơn vị đều không đạt cả bốn tiêu chí này, nghĩa là không cung cấp dữ liệu, cung cấp chậm, thiếu hoặc nếu có thì người đọc cũng không hiểu được. Báo cáo tuy chỉ dừng ở các cơ quan trung ương, nhưng cũng đủ để chúng ta liên tưởng tới việc minh bạch ngân sách ở huyện, xã như quê tôi, quê bạn thì thế nào. Những công trình ở mọi nơi, chúng vẫn mọc lên, rồi bị đập đi hàng năm, nhưng dân chúng thì tuyệt nhiên không biết gì về các lý do sau đó, trừ việc chắc chắn đó là tiền ngân sách - tiền của chính mình.
"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là hiệu lệnh chính trị đã được thể chế hóa đến nay hơn 20 năm. Chỉ là tôi không thấy và không hiểu nguyên tắc đó đang được vận hành và thực thi cụ thể thế nào.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Những công trình ‘của dân’